số 4B ngõ 245/96/20 Định Công

0934.514.189 - 0968.777.141

Hotline HN 24H

0934.514.189

Hotline HCM

0933.097.995

Cấu tạo của bếp từ như thế nào? Nguyên lý hoạt động bếp điện từ ra sao?

Bếp từ trở nên khá quen thuộc với mỗi căn bếp của Gia đình ở thành phố. Nhưng không phải ai cũng biết rõ được cấu tạo của bếp điện từ như thế nào? Và nguyên lý hoạt động bếp điện từ ra sao? Bài viết dưới đây trung tâm sẽ giải thích rõ về cấu tạo của bếp từ và nguyên lý hoạt động của bếp từ giúp khách hàng hiểu rõ hơn

Cấu tạo của bếp điện từ như thế nào?

Cấu tạo bếp điện từ bao gốm: 

- Mặt bếp: làm bằng sứ thủy tinh cao cấp chịu được nhiệt độ cao và chịu được va chạm.
- Cuộn dây tạo từ trường: là một cuộn dây phẳng dạng đĩa đặt bên dưới mặt bếp.
- Mạch điện tử công suất: gồm nhiều linh kiện điện tử phức tạp có khả năng tăng giảm biên độ của dòng điện xoay chiều, có khả năng thay đổi tần của dòng điện đi vào cuộn dây
- Bảng điều khiển: gồm các nút chức năng để đặt chức năng và điều khiển chế độ làm việc của bếp các nút chức năng để đặt chức năng và điều khiển chế độ làm việc của bếp.

Thành phần quan trọng nhất trong cấu tạo bếp điện từ là mạch công suất và cuộn cảm.

Đối với các loại lò nung tần số công nghiệp (lò trung tần, lò cao tần…), vòng cảm ứng (cuộn cảm) thường dùng các loại ống đồng (có nước làm mát chạy bên trong) do nhiệt độ phôi nung cao và rất cao (từ 800 độ C trở lên). Còn trong bếp điện từ, do nhiệt độ và công suất thường nhỏ (so với lò công nghiệp), cuộn cảm thường dùng dây cáp đồng (được sơn hoặc tráng một lớp cách điện) quấn tròn trên một mặt phẳng và hệ thống làm mát chỉ cần dùng quạt cỡ nhỏ (thường là loại 8 ~ 12 cm).

Trên đây là cau tao beo tu. Xem thêm: Dịch vụ sua bep tu tại nhà 

Cấu tạo của bếp từ như thế nào? Nguyên lý hoạt động bếp điện từ ra sao?

Ảnh minh họa: Cấu tạo của bếp từ-  Nguyên lý bếp điện từ 

Nguyên lý hoạt động của bếp điện từ như thế nào? 

Nguyên lý hoạt động của bếp từ như sau: 

Nung nóng cảm ứng (nung tần số) là hiện tượng nhiệt sinh ra trong vật liệu kim loại (chủ yếu là các hợp kim sắt từ) khi có một trường điện từ biến thiên đi qua. Khi đó, trong vật liệu sẽ xuất hiện một dòng điện cảm ứng (dòng Foucault) tương tác với trở kháng của kim loại để sinh nhiệt (theo định luật Joule – Lens).

Khi trong cuộn dây có dòng điện biến thiên (dòng điện tần số cao) chạy qua, nó tạo nên một trường điện từ (có các đường sức từ màu vàng cam) tương tác với nồi kim loại làm cho nồi nóng lên, nhiệt lượng đó được truyền từ nồi vào các đồ nấu bên trong. Và vùng bên ngoài nồi thì không bị ảnh hưởng (nếu nhấc nồi ra khỏi bếp hoặc tắt bếp, quá trình nung nóng cũng kết thúc ngay lập tức).

Sơ đồ chung nguyên lý hoạt động bếp từ

Sơ đồ nguyên lý hoạt động bếp từ

Khi cắm điện vào bếp từ mạch dao động điên LC sinh ra 1 từ trường biến thiên trên mặt bếp, Nếu có vật dẫn từ trên mặt bếp thì trong lòng vật dẫn từ có 1 dòng điện chạy nội tại trong nó, dòng điện này có tác dụng sinh nhiệt lớn, dòng điện này gọi là dòng FUCO.
Vì lý do đó, nồi nấu phải được chế tạo bằng vật liệu sắt từ, các nồi thủy tinh hay gốm sứ không dùng trực tiếp trên bếp từ được mà cần có thêm đĩa từ lót ở dưới. Do nồi được làm nóng trực tiếp nên hiệu suất truyền nhiệt rất cao, ít tổn thất nhiệt. Phần mạch điện bên trong có sử dụng cầu chỉnh lưu AC-DC, mạch dao động tần số cao, IGBT điều khiển công suất, cuộn dây cảm ứng và tất nhiên là phải có MicroController để điều chỉnh và kiểm soát chế độ nấu… 
 

*** Bài viết liên quan:

Hướng dẫn cách sử dụng bếp điện từ an toàn hiệu quả nhất

Hướng dẫn cách sửa bếp từ, bếp điện từ không lên nguồn tại nhà

Bếp điện từ là gì? Ưu và nhược điểm của bếp điện từ

Tags: sửa bếp từ tại nhà, sửa bếp từcau tao bep dien tu, cau tao bep tu, cau tao cua bep tu, nguyen ly bep tu, nguyên lý bếp từ, nguyên lý của bếp từ, nguyen ly hoat dong bep dien tu, nguyen ly hoat dong bep tu, nguyên lý hoạt động bếp từ, nguyen ly hoat dong cua bep dien tu, nguyen ly hoat dong cua bep tu