Khi sử dụng bếp gas có những lỗi thường gặp nào để đảm bảo an toàn cho cá nhân và gia đình? Bạn có thường xuyên mắc phải những sai lầm này khi sử dụng bếp gas như bài viết không?
Lỗi thường gặp khi sử dụng bếp ga
Hiện nay phần lớn gia đình ở thành phố chuyển sang sử dụng bếp từ, Nhưng còn rất nhiều gia đình vẫn chưa muốn thay đổi vẫn sử dụng bếp gas. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng bếp ga an toàn.
Ảnh minh họa: Những lỗi thường gặp khi sử dụng bếp gas bạn đã biết?
1. Lắp đặt bếp ga không đúng vị trí
Vị trí lắp đặt bếp ga đóng vai trò quan trọng khi sử dụng, tránh được các nguy cơ tiềm tàng cho cả gia đình như:
– Vị trí đặt bếp nên ở nơi thoáng khí để hơi nóng nấu nướng và khí gas có thể tản ra khi nấu nướng, đồng thời khi gặp sự cố rò rỉ gas sẽ dễ dàng phát hiện để xử lý kịp thời.
– Lưu ý cần tránh đặt ở vị trí gió lùa dễ gây tắt bếp khi dùng.
– Đặt bếp cần khoảng cách trần nhà tối thiểu 1 m và cách tường 15 cm để tạo khoảng thoáng cho bếp.
– Bàn bếp phải có độ phẳng và vừa tầm sử dụng, nên sử dụng bàn inox hoặc đá, tránh chất liệu gỗ.
2. Không khóa van gas sau khi sử dụng
Một trong những thói quen nguy hiểm mà nhiều gia đình hay mắc phải nhất khi sử dụng bếp ga là quên khóa van bình gas. Để đảm bảo an toàn nhất, sau khi nấu nướng, bạn cần khóa van bình gas trước rồi đợi lửa trên lò tắt hẳn thì mới khóa van bếp. Khi đó, trong đường ống sẽ không còn khí ga, giảm thiểu nguy cơ bị rò rỉ , người dùng sẽ không bị nguy hiểm gì.
3. Sử dụng bếp gần các thiết bị điện, vật dụng dễ bắt lửa
Tuyệt đối không đặt các vật liệu dễ bắt lửa như vải/giấy/gỗ/chất cồn, tốt nhất nên để xa nguồn tiếp lửa như bếp gas (ít nhất là 15 cm) để đảm bảo không gây hỏa hoạn, cháy nổ khi sử dụng bếp.
Ngoài ra, các thiết bị điện như lò vi sóng, lò nướng, bình thủy điện… khi sử dụng gần bếp ga cũng không đảm bảo an toàn. Chúng không chỉ sẽ bị hư tổn do lượng nhiệt từ bếp gas tỏa ra mà còn có nguy cơ chập cháy khi có khí gas bị rò rỉ.
4. Không kiểm tra bếp ga định kỳ
Để bảo vệ bản thân và gia đình, người dùng nên định kỳ kiểm tra bếp gas và các thiết bị có liên quan như phần đường ống dẫn gas, bình gas, van… 2 tháng /1 lần.
Để kiểm tra, bạn lấy một ít nước xà phòng chà lên bình gas, ống dẫn, van nếu thấy có bọt khí nổi lên thì có thể vị trí đó đã bị lủng, rò rỉ, bạn cần thay thế ngay. Nếu bếp gas sử dụng trong thời gian dài khiến cho bề mặt hỏng, đầu đốt bị mòn, núm vặn hỏng, đánh lửa hoạt động kém thì nên mua mới hẳn.
Đường ống dẫn gas thì dù không bị hỏng, bạn cũng nên thay thế sau 3 – 5 năm sử dụng để đảm bảo ống dẫn hoạt động tốt.
5. Không thường xuyên vệ sinh bếp ga
Bếp gas bị bám bẩn, cặn thức ăn quá lâu từ phần bề mặt đến các bộ phận bên trong đều sẽ khiến tuổi thọ của bếp giảm và kéo dài thời gian, hao phí nhiều nhiên liệu hơn.
Bạn nên tập thói quen làm sạch bụi bẩn, cặn thức ăn ngay sau khi nấu nướng xong, sau một thời gian sử dụng thì vệ sinh đầu đốt, tránh để vết bẩn bám sâu, làm bít các khe trên đầu đốt.
Núm vặn cũng cần được tháo ra chùi rửa sạch sẽ để vặn xoay êm ái, nhẹ nhàng hơn
*** Bài viết liên quan:
- Cách sử dụng bếp ga an toàn phòng tránh cháy nổ
- Hướng dẫn cách sử dụng bếp ga để giảm chi phí
- Hướng dẫn cách sửa bếp ga lửa nhỏ đơn giản bếp ngon ngay