Bếp từ với những ưu điểm vượt trội khi sử dụng nên được nhiều khách hàng sử dụng. Bạn đang muốn mua một chiếc bếp từ sử dụng thì Bạn cần phải biết kinh nghiệm sử dụng bếp từ đã rút ra từ nhiều khách hàng khi sử dụng bếp từ gặp phải chia sẻ với trung tâm
Bạn cần biết kinh nghiệm sử dụng bếp từ
Khi mới sử dụng có thể các chị em nội trợ hơi ngỡ ngàng và có phần lo lắng băn khoăn về cách sử dụng và bảo quản như thế nào để bếp luôn bền đẹp cũng như an toàn và tiết kiệm nhất. Dưới đây là một số kinh nghiệm giúp sử dụng bếp từ an toàn và hiệu quả
Ảnh minh họa: Kinh nghiệm sử dụng bếp từ hiệu quả
1. Cần phải đảm bảo nguồn điện cho bếp từ
Do đặc thù của bếp từ là bếp dùng năng lượng điện để đun nấu, công suất lớn từ 200 W tới 2000W chính vì vậy các hộ gia đình cũng cần lưu ý khi sử dụng nguồn điện cho bếp từ để đảm bảo an toàn, tránh chập nổ các thiết bị điện khác trong gia đình.
Nguồn điện cung cấp cho bếp từ phải thông qua một thiết bị ngắt mạnh tự động đơn cực, cách bếp ít nhất 3mm. Do lưới điện vào mùa hè dùng nhiều không được ổn định lắm vào những giờ cao điểm nhà bạn nên có ổn áp là tốt nhất để nguồn điện được ổn định và kéo dài tuổi thọ của cuộn dây sinh từ trường trong bếp từ. Dùng dây điện 5AM trở lên để đảm bảo tải điện tốt cho bếp từ.
2. Cần chọn nồi phù hợp khi sử dụng bếp từ
- Để đạt được hiệu quả nấu nướng nhanh nhất thì việc chọn dụng cụ nấu là vô cùng cần thiết. Theo nguyên lý chung, xoong nồi có đáy hút nam châm hoặc những loại nồi có ghi “induction” thì sẽ tương thích với các loại bếp cảm ứng từ. Chúng tôi khuyên bạn chọn những dụng cụ nấu có đế dày và phẳng.
- Do tính nóng rất nhanh của bếp từ, khi đặt xoong nồi lên mặt bếp bạn nên lưu ý là trong nồi đã phải có thực phẩm cần nấu để tránh cho nồi quá nóng dẫn đến hư hỏng nồi. Không sử dụng xoong nồi nhôm hoặc nhôm tấm cho bếp nấu. Nhôm sẽ chảy và làm hỏng thiết bị nấu của bạn.
- Nếu đáy xoong nồi của bạn quá nhỏ, đèn hiển thị mức công suất nấu sẽ sáng nhấp nháy và bếp nấu sẽ không hoạt động cho dù xoong nồi của bạn tương thích với bếp cảm ứng từ. Bạn phải chắc chắn rằng đường kính đáy xoong nồi bạn dùng không được nhỏ hơn 5cm so với đường kính của bếp nấu.
Chú ý:
* Trước khi nấu:
- Lau bên ngoài nồi sạch sẽ trước khi đặt lên bếp.
- Không đặt nồi rỗng lên bếp để tránh hỏng nồi hoặc gây cháy.
- Cắm điện để bếp có tiếng kêu "bíp".
* Sau khi nấu:
Sau khi nấu xong, bạn nhấn nút nguồn để tắt nguồn điện của bếp, bếp sẽ ngừng hoạt động. Lúc này, bạn nên chờ cho cánh quạt tản mát bếp ngừng chạy mới rút dây điện ra.
3. Những điều cần lưu ý khi sử dụng bếp từ
- Sau khi đun nấu trên bếp từ bề mặt bếp nóng lên do nhiệt từ đáy nồi truyền xuống mặt bếp chứ không phải nhiệt từ bếp sinh ra. Các bạn tránh chạm tay dễ bị bỏng hoặc tránh lau nước ngay trên bề mặt bếp từ. Chờ tới khi nào trên màn hình cảm ứng biến mất biểu tượng H.
- Mặt bếp từ làm từ kính siêu bền, siêu chịu nhiệt cao chống xước tốt nhưng không phải vì vậy mà các bạn kéo le xoong nồi trên mặt. Như vậy lau ngày sẽ thành mòn xước, mờ màu sắc của bề mặt bếp từ. Đồng thời là tránh để các đồ như dao, thìa làm từ hợp kim có chứa sắt lên mặt bếp. Từ trường trong bếp tỏa ra làm nóng các vật dụng đó, bạn quên vô ý chạm tay vào thì coi như xong. Bỏng chít….
- Bếp từ hoạt động trên nguyên lý dòng điện fuco tạo ra từ trường. Chính vì vậy xung quanh môi trường gần bếp từ có dòng điện từ nhỏ. Nó sẽ không hề ảnh hưởng với những người lơn khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên khuyến cáo những người bị bệnh não hoặc bà mẹ mang thai thì không nên dùng bếp từ thường xuyên. Vì môi trường xung quanh bếp từ có từ trường nhỏ không tốt.
- Một lưu ý nhỏ nữa là không nên đặt gần bếp từ hoặc ngay trên mặt bếp từ những đồ điện tử khác như: Tivi, lò vi sóng, điện thoại…nó sẽ gây ảnh hưởng tới các thiết bị này và tốt nhất nên đặt chúng cách bếp từ ít nhất 1m.
- Không bật bếp từ lâu mà không hề có nồi đun nấu trên bếp hoặc có nồi đun nấu mà không có thực phẩm trong nồi. Lúc đó bạn cần cho thực phẩm vào chế biến luôn nhé.
- Sau khi đun nấu trên bếp từ xong không nên rút ngay ở điện ra đơn giản vì sau khi tắt bếp quạt tản nhiệt vẫn còn hoạt động chính vì vậy ko nên ngắt luôn nguồn điện.
4. Cần vệ sinh bếp sạch sẽ
- Sau mỗi lần nấu xong, bạn nên dùng giẻ mềm lau bề mặt bếp một cách nhẹ nhàng để chống trầy xước mặt bếp, đồng thời gạt bỏ bụi bẩn trên bề mặt. Chú ý lau thật sạch bếp để nâng cao độ bền của bếp và bếp đạt được hiệu quả cao nhất khi nấu.
- Không được lau bếp khi mặt bếp vẫn còn nóng hoặc đèn báo nhiệt lượng còn dư vẫn sáng, dễ ảnh hưởng tới vi mạch và các linh kiện trong bếp.
Nếu bạn vẫn còn băn khoăn, hay thắc mắc gì về việc sử dụng bếp từ hãy liên hệ ngay với trung tâm chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng. Trung tâm luôn là người bạn đồng hành với mỗi căn bếp gia đình Việt.
*** Bài viết liên quan:
- 4 Công dụng Tuyệt vời của bếp từ được khách hàng luôn lựa chọn
- Hướng dẫn cách chọn dây điện sử dụng cho bếp từ
- Công suất bếp từ - Tầm quan trọng của công suất ở bếp từ
Tags: sửa bếp từ tại nhà, cách sửa dụng bếp từ, cách sử dụng bếp từ hiệu quả, kinh nghiệm sử dụng bếp từ, kinh nghiem su dung bep tu, kinh nghiệm sử dụng bếp từ hiệu quả, kinh nghiem su dung bep tu hieu qua.