số 4B ngõ 245/96/20 Định Công

0934.514.189 - 0968.777.141

Hotline HN 24H

0934.514.189

Hotline HCM

0933.097.995

Vệ sinh lò nướng Thủy Tinh Thường gặp lỗi

Lò nướng thủy tinh đã trở nên quá thông dụng với mỗi gia đình. Việc sử dụng thường xuyên nhưng nhưng không phải gia đình nào biết các vệ sinh lò nướng thủy tinh đúng cách.

Bạn xem mình có sử dụng lò nướng thường xuyên đã biết cách vệ sinh lò nướng đúng cách chưa qua bài viết dưới đây. 

1. Vệ sinh khi lò nướng còn nóng

Do được làm bằng chất liệu thủy tinh dày nên nếu bạn vệ sinh lò nướng thủy tinh khi còn nóng, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm thủy tinh giãn nở không đồng đều giữa 2 mặt trong và ngoài thân nồi, khiến nồi có khả năng bị rạn nứt.

Thêm nữa, thủy tinh giữ nhiệt khá tốt và lâu, lò nướng thủy tinh lại khá nặng nên nếu di chuyển vệ sinh khi lò còn nóng, bạn dễ có nguy cơ bị phỏng, chưa kể khả năng trơn tuột làm rơi vỡ, hư hại lò.

Hãy nhớ sau khi nướng, để lò nướng thủy tinh nguội hẳn sau đó mới vệ sinh để vừa an toàn cho bạn, và cũng là cách bảo vệ lò nướng an toàn.

Chất liệu thủy tinh dễ bị sốc nhiệt gây rạn nứt nếu vệ sinh khi còn nóng
Cách vệ sinh lò nướng thủy tinh đúng cách

2. Không vệ sinh thành nồi khi nướng thịt, các món dầu mỡ

Khi dùng lò nướng thủy tinh để nướng bánh hay rau củ, bạn có thể dùng khăn ẩm để lau cả trong và ngoài nồi mà không cần di chuyển vệ sinh bằng nước tẩy rửa hay xà phòng.

Tuy nhiên, khi nướng các món có dầu mỡ, lượng mỡ thừa đọng lại, nếu bạn không vệ sinh sạch các cặn bẩn này, chúng sẽ bám dính vào nồi và cháy khét trong những lần sử dụng sau khiến nó khó làm sạch hơn và còn có thể làm biến đổi mùi vị các món nướng, gây mùi khó chịu khi sử dụng…

Tuy không ảnh hưởng nhiều đến độ bền của lò nướng thủy tinh nhưng thói quen này sẽ khiến giảm chất lượng sử dụng lò nướng, các món nướng của bạn từ đó cũng sẽ không thơm ngon đạt chuẩn như ý.

Cần vệ sinh sạch sẽ cả trong và ngoài nồi

3. Dùng cọ sắt để chà rửa

Chất liệu thủy tinh của lò nướng chịu lực, chịu nhiệt và chống trầy xước tốt nhưng phần nắp và chân đế bằng chất liệu dễ trầy xước.

Nếu bạn dùng cọ sắt để chà rửa, vệ sinh sẽ làm hư hại bề mặt nồi, không làm giảm tuổi thọ nhưng tổn hại đến tính thẩm mỹ vốn là điểm nổi bật của lò nướng thủy tinh.

Chỉ nên sử dụng miếng chùi rửa mềm hay khăn mềm khi vệ sinh lò nướng.

Miếng cọ rửa kim loại có thể gây trầy xước một số bộ phận lò nướng thủy tinh

4. Rửa trực tiếp mặt trong nắp nồi dưới vòi nước và bằng dung dịch tẩy rửa

Mặt ngoài của nắp lò nướng thủy tinh gồm tay cầm và các nút điều khiển, bạn có thể dùng khăn mềm để vệ sinh hay dùng chất tẩy rửa khi nó bám nhiều dầu mỡ.

Với mặt trong nắp lò nướng thủy tinh, bộ phận có chứa bóng đèn halogen và quạt đối lưu (làm luân chuyển đều dòng khí nóng bên trong), những chi tiết này rất nhạy cảm và dễ hỏng nếu bạn vệ sinh trực tiếp dưới vòi nước, bằng các chất tẩy rửa.

Phần nắp kính rìa ngoài không bị ảnh hưởng, nhưng khu vực trung tâm (bộ phận điện) nhiễm nước sẽ dễ bị chập cháy khi cắm điện sử dụng.

Nếu chúng quá bẩn hay bám dính dầu mỡ, chỉ nên dùng khăn khô và lau nhiều lần cho sạch chất bẩn. Yên tâm rằng, dưới nhiệt độ cao của lò nướng khi sử dụng, vi khuẩn tồn đọng sẽ bị loại trừ nhé!

Bóng đèn halogen và quạt đối lưu nắp lò nướng thủy tinh dễ bị tổn hại khi nhiễm nước

Ghi nhớ cách vệ sinh lò nướng thủy tinh hiệu quả và đúng cách

- Lò mới mua về sử dụng lần đầu: lau sạch bên trong lò bằng khăn ướt, làm nóng lò ở mức nhiệt 250 độ C và hẹn thời gian trong 5 phút.

Sau thời gian này mở nắp và lau tiếp lần 2 sẽ giúp bạn loại bỏ mùi hôi trên máy mới và khử trùng trước khi chế biến thức ăn.

- Lò nướng vệ sinh sau khi sử dụng:

Lau thân nồi cả trong và ngoài bằng khăn mềm ẩm, có thể dùng chất tẩy rửa và vệ sinh như chén bát thông thường nếu dính nhiều dầu mỡ.

Dùng khăn ẩm để lau mặt ngoài và phần rìa thủy tinh mặt trong nắp nồi. Bộ phận quạt đối lưu và bóng đèn chỉ vệ sinh bằng khăn khô hay khăn giấy.

Chân đế lò nướng lau sạch bằng khăn ẩm và lau lại bằng khăn khô để tránh các vết loang lổ.

Các dụng cụ đi kèm: khay, kệ, kẹp, ghim… rửa sạch bằng nước rửa chén và để khô. Nếu chúng bám dính thức ăn bị cháy khét, có thể ngâm vào nước nóng sẽ làm mềm ra và dễ vệ sinh hơn.

- Muốn khử mùi lò nướng sau nhiều lần sử dụng: cho nước cốt chanh và giấm vào bát nhỏ chịu nhiệt và bạn đặt vào lò nướng, mở lò ở mức nhiệt trung bình khoảng 5 phút.

Sau đợi lò nguội rồi lấy khăn mềm lau khô.

Giấm và chanh sẽ loại bỏ mùi hôi do thức ăn để lại, và cả các vết dầu mỡ bên trong nắp nồi.

*** Bài viết liên quan:

Sửa lò nướng, Thay bóng nướng tại nhà 

Dịch vụ sửa lò nướng tại nhà

Sửa bếp từsửa bếp ga tại nhà

Tags: bóng đèn lò nướngmua bóng đèn lò nướng thủy tinhmua bóng bóng đèn lò nướng thủy tinh ở đâu , linh kiện lò nướng bếp hồng ngoại ở đâu,bóng đèn lò nướng halogenbóng đèn lò nướng halogenbóng đèn halogen lò nướng thủy tinh tphcmsửa nồi nướng thủy tinh, phụ kiện lò nướng halogenlinh kien lo nuong thuy tinhmua bóng đèn halogen ở đâumua bóng đèn halogen của lò nướng thủy tinhbán bóng đèn halogen lò nướng thủy tinh tphcm, linh kiện bóng đèn halogen của bếp hồng ngoại