số 4B ngõ 245/96/20 Định Công

0934.514.189 - 0968.777.141

Hotline HN 24H

0934.514.189

Hotline HCM

0933.097.995

Bạn có biết"sát thủ"gây ung thư lù lù trong bếp?

Bạn không thể ngờ được rằng, những món đồ quen thuộc được sử dụng hằng ngày trong căn bếp của mình lại có thể là thủ phạm gây nên căn bệnh ung thư khủng khiếp!

Thớt gỗ dùng đã lâu

Nếu thớt gỗ không được làm sạch thường xuyên, dư lượng thực phẩm còn sót lại sẽ bị hỏng và trong môi trường ẩm ướt sẽ sinh sản Aspergillus flavus, tạo ra aflatoxin có độc tính cao, có thể gây ung thư. Aflatoxin là một chất cực độc, độc hại gấp 68 lần so với asen và là chất gây ung thư sinh học mạnh nhất mà chúng ta biết, 1 milligram là có thể gây ung thư.

Dầu ăn tái sử dụng nhiều lần

Dầu ăn tái sử dụng nhiều lần khi ở nhiệt độ cao sẽ bị oxy hóa, tạo ra những chất gây hại cho sức khỏe. Cụ thể, khi nhiệt độ cao trên 180 độ C, dầu ăn sẽ sản sinh ra các chất andehit, chất ôxy hóa, perocid,...Người ăn vào nhẹ sẽ bị chóng mặt, buồn nôn, khó thở, huyết áp tăng cao, mệt mỏi, và nếu sử dụng trong thời gian dài có thể bị ung thư.

Miếng rửa bát kém chất lượng, bộ đồ ăn nhựa giả sứ

Có một số bộ đồ ăn nhựa giả sứ và miếng rửa bát kém chất lượng được bán trên thị trường, trong đó chứa lượng formaldehyd vượt quá tiêu chuẩn một cách nghiêm trọng, gây hại cho cơ thể con người, có thể dẫn đến ung thư. Formaldehyd từ lâu đã được Tổ chức Y tế Thế giới xác định là một chất gây ung thư và gây quái thai. Ngay cả tiếp xúc lâu dài với formaldehyd liều thấp cũng có hại, và tiếp xúc quá nhiều có thể gây ra các bệnh hô hấp mãn tính, rối loạn kinh nguyệt, suy giảm trí nhớ…

sát thủ gây ung thư

Máy hút mùi: Cặn dầu

Chức năng quan trọng nhất của máy hút mùi trong nhà bếp là xả khói dầu được tạo ra trong khi nấu, làm giảm thiệt hại của khói dầu trong nhà bếp đối với cơ thể. Tuy nhiên, nếu máy hút mùi không được làm sạch thường xuyên, lượng lớn cặn dầu sẽ tích tụ, không chỉ khiến khí thải không được thoát ra ngoài một cách thuận lợi, hơn nữa cặn dầu sau khi bị đốt nóng còn có thể sản sinh ra các chất gây ung thư. Nếu các loại khí này không được thải ra ngoài sớm, thời gian dài con người hấp thụ vào cơ thể, sẽ gây hại cho hệ hô hấp và gây ung thư phổi.

Đũa gỗ

Đũa gỗ không tự sản sinh ra chất độc aflatoxin, nhưng khi chúng ta ăn những thực phẩm chứa tinh bột bằng đũa, những dư lượng thực phẩm này sẽ bám vào đũa. Về lâu về dài, các chất này sẽ biến thành chất độc aflatoxin.

Ngoài ra, sử dụng đũa gỗ trong thời gian dài và để trong môi trường ẩm ướ cũng dễ gây nấm mốc. Tốt nhất, đũa gỗ chỉ nên sử dụng trong 3 tháng rồi thay mới.

Thực phẩm bị mốc

Các thực phẩm bị mốc, đặc biệt như các loại ngũ cốc, các loại hạt và dầu ăn, cũng rất dễ tạo ra chất độc aflatoxin, gây ảnh hưởng trực tiếp đến gan.

Giấy bạc: Aluminium Foil

Các kim loại nhôm được tìm thấy trong các loại giấy bạc và nó rất có hại cho cơ thể. Vì vậy, khi chúng ta dùng giấy bạc để chế biến thức ăn, nhôm có thể ngấm vào thực phẩm và đi vào cơ thể. Nhôm là một chất độc có thể gây ra các bệnh như bệnh Parkinson's, Alzheimer và các bệnh rối loạn não nghiêm trọng khác.

Đồ nhựa

Trong căn bếp nào của người Việt hầu như cũng có ít nhất 1 món đồ nhựa. Đồ nhựa thường có chứa chất Bispheol-A, chấy gây rối loạn nội tiết cho cơ thể con người. Đồ nhựa hay được dùng để đựng thức ăn hay làm nóng thực phẩm trong lò vi sóng. Những món ăn nóng hay có vị chua đều làm chất Bispheol-A trong nhựa ngấm vào thức ăn nhanh hơn và tích tụ dần trong cơ thể gây độc. Hiện nay, chỉ một số sản phẩm nhựa do các thương hiệu gia dụng lớn sản xuất là có ghi rõ không chứa Bispheol, còn lại đều là nhựa trôi nổi trên thị trường không đảm bảo chất lượng.

Nồi và chảo chống dính 

Đồ nấu chống dính có thể được xem là cứu cánh của người nội trợ khi không cần phải ngồi căn lửa thật chuẩn để thức ăn không bị dính chảo như các loại nồi, chảo truyền thống. Nhưng để giảm giá thành, nhiều nhà sản xuất đã sử dụng những chất phụ gia công nghiệp (thay vì các chất phụ gia được sử dụng trong nhà bếp).

 

Bài viết liên quan:

  1. Trung tâm bếp 24H nhận sửa tất cả các hãng bếp từ
  2. Bếp từ có những hạn mối nguy hiểm khách cần biết
  3. Địa chỉ sửa bếp từ trên khắp 12 quận Hà Nội- sửa tại nhà
  4. Báo giá sửa bếp từ tại nhà tại Hà Nội

Tags: sua bep tusửa bếp từsua chua bep tusửa chữa bếp từsửa bếp từ tại nhàsua bep tu tai nhasua bep dien tubáo giá sửa bếp từbao gia sua bep tubáo giá sửa bếp từ tại nhà, báo giá sửa bếp từ tại hà nộibáo giá chi phí sửa chữa bếp từbáo giá sửa bếp từ đứcgiá sửa bếp từ đứcgiá sửa bếp từ