số 4B ngõ 245/96/20 Định Công

0934.514.189 - 0968.777.141

Hotline HN 24H

0934.514.189

Hotline HCM

0933.097.995

Tổng hợp cách sửa bệnh của bếp ga tại nhà không cần gọi thợ

Trung tâm dịch vụ thiết bị nhà bếp Cao Cấp 24H với nhiều năm kinh nghiệm sửa chữa bếp ga cao cấp, sửa bếp ga tại nhà cho khách hàng toàn miền Bắc. Hôm nay trung tâm sẽ tổng hợp và chia sẻ các bạn cách sửa các bệnh thường gặp nhất của bếp ga để các bạn tự sửa bếp ga không cần gọi thợ nhé

Các bệnh thường gặp của bếp ga và cách sửa chữa bếp ga tại nhà

Các bệnh thường gặp của bếp ga và cách sửa chữa bếp ga tại nhà

Ảnh minh họa: Sửa bếp ga tại nhà tại Hà Nội 

1. Bệnh: Bếp ga khi bật bếp có hiện tượng lửa bị phựt:

Nguyên nhân chủ yếu do bộ phận điều chỉnh không khí của bếp chưa được đặt chính xác chưa khớp khi thay gas dẫn đến hiện tượng đường truyền của gas bị nghẹt.

Qúy khách có hiểu biết về bếp gas âm có thể tự xử lý hoặc nhờ sự trợ giúp của nhân viên cửa hàng gas, nhân viên kỹ thuật của hãng yêu cầu họ điều chỉnh lại bộ phận không khí, vị trí họng lửa và vệ sinh sạch sẽ khu vực khe thoát lửa là bếp của quý khách sẽ dùng tốt.

2.Bệnh: Bếp không thấy tia lửa điện phát ra từ đầu sứ đánh lửa hoặc có tia lửa điện nhưng bếp không lên lửa

Bếp gas âm có hiện tượng trên chủ yếu là do hết pin, lỏng dây cắm điện, hỏng IC, chưa mở van gas hoặc dây van gas bị nghẹt.Thực tế nếu do pin thì quý khách chỉ cần mua pin mới về thay thế sẽ sử dụng như thường. Nhưng nếu do IC bị hỏng cần phải gọi nhân viên lắp đặt hoặc bảo hành hãng đến để hỗ trợ xử lý.

Trong trường hợp dây dẫn gas bị nghẹt hoặc chia lửa hoa sen không ăn khớp với nhau, khách hàng có thể tự xử lý bằng cách lắp đặt lại bộ hoa sen cho khớp.

3. Bệnh: Bếp ga bị kẹt chiết áp không điều chỉnh được

Bước 1:

- Bạn cần khóa van gas an toàn trước khi kiểm tra bếp để đảm bảo an toàn

Bước 2:

- Bạn tháo mặt kính của bếp

Bước 3:

- Bạn cần tháo các bộ phận trong chiết áp để kiểm tra

- Bạn cần vệ sinh các bộ phận của chiết áp

- Bạn cần tra mỡ bôi trơn cho các bộ phận của chiết áp

- Sau khi bạn đã vệ sinh và tra mỡ bôi trơn bạn lắp lại các bộ phận của chiết áp.

Bước 4

- Mở van gas an toàn

- Kiểm tra chiết áp xem có bị rò gỉ gas không

- Kiểm tra chiết áp đã điều chỉnh được chưa

Bước 5:

- Lắp mặt kính bếp và đun nấu bình thường.

4. Bệnh: Bếp tắt mà lửa vẫn cháy 

Bước 1:

- Khóa bình gas

Bước 2:

- Tháo mặt kính bếp

Bước 3:

- Mở chiết áp gas bên bếp bị hỏng

- Sau đó kiểm tra độ đàn hồi của lò so trong chiết áp

Bước 4:

- Kiểm tra và vệ sinh quả đào trong chiết áp( thường do khô mỡ bôi trơn và các chất cặn trong khí gas để lại làm cho quả đào và lò so đàn hồi bị kẹt, do đó lẫy đàn hồi đóng mở gas không không chính xác)

Bước 5:

- Sau khi vệ sinh song cần phải tra mỡ bôi trơn trước khi lắp hoàn chỉnh chiết áp vào

Bước 6:

- Mở van gas sau đó bật bếp xem bếp đã được chưa? kiểm tra chiết áp bếp có bị rò gỉ gas ra ngoài không

Bước 7:

- Sau khi kiểm tra an toàn bạn đóng lắp kính và sử dụng bếp bình thường.

Trong trường hợp bạn làm theo các bước trên mà bếp của bạn vẫn chưa sửa được bếp ga của mình hãy gọi cho chúng tôi chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn. Đồng thời cử nhân viên kỹ thuật đến ngay để sửa chữa.

*** Bài viết liên quan:

Hướng dẫn cách sửa bếp ga bị đánh lửa liên tục đơn giản

Hướng dẫn cách sửa bếp ga lửa nhỏ đơn giản bếp ngon ngay

Hướng dẫn cách sửa chữa bếp ga âm không đánh lửa tại nhà

Tags: sửa bếp ga, sua bep ga, sửa chữa bếp ga, các bệnh thường gặp của bếp ga và cách sửa chữa bếp ga tại nhàcách sửa các bệnh của bếp ga, cách sửa bếp ga, cach sua bep gas, cách sửa bếp gas tại nhà, cach sua bep ga tai nha, tự sửa bếp gas tại nhà